Một số giải pháp cải cách hành chính nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Lượt xem: 82

Một số giải pháp cải cách hành chính nâng cao hiệu quả

hoạt động hòa giải ở cơ sở

 

Việc thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở đã tác động tích cực đến đời sống xã hội, tạo cơ sở pháp lý toàn diện, đầy đủ và vững chắc cho hoạt động hòa giải ở cơ sở đi vào nề nếp, thống nhất và hiệu quả, qua đó khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở trong đời sống xã hội.

Để làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, Nhân dân, đặc biệt là công tác hòa giải ở cơ sở, khắc phục những tồn tại, hạn chế, không ngừng phát huy vai trò, hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở, trong thời gian tới các cơ sở cần thực hiện một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất, cần tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền các đoàn thể, tổ chức chính trị và lực lượng Công an ở cơ sở trong thực hiện các vụ việc hòa giải. Công chức tư pháp – hộ tịch cần tham mưu cho Ủy ban nhân dân  xây dựng chương trình phối hợp với Uỷ ban mặt trật Tổ quốc và tổ chức thành viên chỉ đạo, hướng dẫn việc củng cố, kiện toàn tổ chức hoạt động của các Tổ hòa giải; tạo điều kiện và động viên, khuyến khích hội viên, thành viên của mình tham gia tích cực vào các hoạt động hòa giải.

Thứ hai, phát huy vai trò hòa giải là phương thức dân chủ phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội. Để hòa giải đi vào nề nếp, phát huy hiệu quả và vai trò của nó, bản thân hòa giải viên, tổ hòa giải phải biết vận dụng linh hoạt kết hợp chặt chẽ giữa lý và tình để giải quyết sự việc thấu tình đạt lý. Hoạt động hòa giải phải gắn liền với việc xây dựng và thực hiện các cuộc vận động, phong trào toàn dân đoàn kết và phong trào toàn dân bảo vệ ANTT ở địa phương.

Thứ ba, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về vai trò của công tác hòa giải, phát huy vai trò của các chủ thể làm công tác hòa giải. Cần phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác hòa giải nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là người dân về vị trí, vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác này.

Thứ tư, hoàn thiện về tổ chức bộ máy thực hiện hòa giải. Hàng năm, cần thực hiện rà soát, thống kê số liệu về tổ chức và hoạt động hòa giải tại các địa phương để kịp thời có biện pháp củng cố, kiện toàn, phát triển tổ chức tổ hòa giải và hòa giải viên.

Thứ năm, tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ cho những người làm công tác hòa giải. Vì vậy, hằng năm đề nghị phòng Tư pháp huyện tổ chức tập huấn chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nghiệp vụ cho những người làm công tác hòa giải. Tổ chức hội thảo, tọa đàm để trao đổi kinh nghiệm hòa giải hay, kỹ năng hòa giải có tính giáo dục, thuyết phục cao nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho hòa giải viên.

Thứ sáu, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra đối với công tác hòa giải ở cơ sở. Hằng năm, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội phải đưa công tác hòa giải vào chương trình mục tiêu chung của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động hòa giải để cấp trên nắm bắt và kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác hòa giải. 

Tin mới







image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Lợi - Nghĩa Hưng - Nam Định
Địa chỉ: xóm Nam Điền - Xã Nghĩa Lợi - huyện Nghĩa Hưng - tỉnh Nam Định
Email: xanghialoi.nhg@namdinh.gov.vn
   ĐT: 02283873406 - 0914079688
Chung nhan Tin Nhiem Mang