Kính gửi: Cán bộ và nhân dân trong toàn xã
Bệnh đau mắt đỏ còn
gọi là bệnh viêm kết mạc cấp, đây là bệnh phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và
mọi thời gian trong năm. Bệnh thường gặp nhất vào mùa đông xuân và mùa hè đặc
biệt sau các đợt bão lũ thiên tai, thời tiết nắng nóng, các bể bơi không đảm
bảo vệ sinh, không khí nhiều bụi bẩn…tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của các vi khuẩn, virus gây viêm kết mạc. Đây là bệnh lành tính, tuy nhiên vẫn
có tỷ lệ biến chứng khoảng 20% chủ yếu là viêm giác mạc. Nếu không điều trị kịp
thời có thể để lại sẹo giác mạc, gây giảm thị lực.
1. Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ yếu là
do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra. Đặc biệt, ngay cả khi đã khỏi, bệnh nhân vẫn có
thể lây cho người khác trong vòng 1 tuần tiếp theo. Ngoài ra, thời tiết nắng
nóng, các bể bơi, không khí nhiều bụi bẩn……tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của các vi khuẩn, virus gây viêm kết mạc. Song, bệnh không lây nhiễm nếu
không có sự tiếp xúc trực tiếp chất tiết của mắt người bệnh với mắt người lành
3. Cách lây lan:
Viêm kết mạc cấp chủ
yếu lây lan bằng đường tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch tiết ở mắt của
người bệnh, sau đó người bệnh dụi mắt rồi dùng tay cầm các vật dụng chung trong
gia đình, hay bạn bè như: ly cốc, khăn mặt, chậu rửa, chăn gối, ống thuốc nhỏ
mắt, bàn ghế, bát đũa, điện thoại, bắt tay nhau, đồ chơi của trẻ em…. Đường lây
thứ hai là qua hơi thở và nước bọt người bệnh có mang mầm bệnh như hôn, nói
chuyện quá gần, ho, hắt hơi không che miệng hoặc mang khẩu trang. Vì vậy bệnh
có thể lây lan nhanh thành dịch ở các trường học, công sở, ký túc xá…
Bệnh không lây qua
việc nhìn vào mắt bệnh nhân, vì vậy việc đeo kính chỉ giúp người bệnh bớt chói
mắt, bụi bặm và khó chịu chứ không ngăn chặn được sự lây lan như dân gian
thường quan niệm trước đây.
4. Triệu chứng và tiến
triển:
Bệnh viêm kết mạc cấp
thường khởi phát với các triệu chứng điển hình như: cộm xốn, ngứa mắt, sưng đỏ
mí và kết mạc, chảy rỉ ghèn và nước mắt, nhất là vào buổi sáng ghèn làm dính
chặt lông mi rất khó mở mắt khiến rất khó chịu, phải thường xuyên dụi mắt.
Một số trường hợp viêm
kết mạc cấp do virus sẽ bị nổi hạch trước tai sưng và đau. Nếu nguyên nhân là
vi trùng thì ghèn thường có màu vàng đặc như mủ còn do virus thì thường trắng
trong, dai kéo thành sợi. Một số có thể kèm theo các triệu chứng viêm đường hô
hấp như ho, sốt, sổ mũi, khò khè.
Bình thường bệnh sẽ
giảm dần và hết sau 1-2 tuần. Nếu bị biến chứng viêm giác mạc (lòng đen) sẽ có
biểu hiện chảy nước mắt, nhìn mờ, chói mắt khi nhìn ra ánh sáng. Trường hợp này
nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể gây loét giác mạc rất nguy hiểm
và ảnh hưởng tới thị lực lâu dài.
Một số trường hợp tiến
triển nặnggây sưng húp mi mắt, loét trợt biểu mô giác mạc rất nguy hiểm. Có thể
kèm theo xuất huyết kết mạc và chảy nước mắt lẫn máu hồng.
5. Phòng bệnh:
– Cách ly người bệnh
để tránh lây lan sang người khác.
– Đeo kính khi đi
đường để tránh bụi, tra nước muối sinh lý để rửa mắt.
– Dùng riêng cốc uống
nước, khăn và chậu rửa mặt.
– Đồ chơi không được
dùng chung và phải đảm bảo vệ sinh.
– Không dùng tay dụi
mắt.
– Luôn vệ sinh sạch sẽ
đồ dùng cá nhân.
– Rửa tay kỹ và thường
xuyên với xà phòng sát khuẩn và nước rửa tay.
– Tăng cường tập thể dục, dinh dưỡng và các
vitamin C có trong hoa quả để tăng khả năng miễn dịch.
6. Lưu ý điều trị
bệnh:
– Viêm kết mạc cấp là
một bệnh nhiễm trùng mắt được điều trị khá đơn giản bằng các thuốc giảm nhẹ triệu
chứng, kháng viêm, kháng sinh nhỏ tại chỗ và toàn thân. Tuy nhiên nếu điều trị
không đúng chỉ định và không kịp thời có thể có những biến chứng nguy hiểm ảnh
hưởng tới thị lực lâu dài của bệnh nhân.
– Vì vậy, khi có các
dấu hiệu viêm kết mạc cấp nên tới khám và điều trị tại các bác sĩ chuyên khoa
Mắt để được hướng dẫn điều trị đúng. Không nên tự ý mua thuốc điều trị, hoặc
dùng thuốc của người này điều trị cho người khác, đặc biệt là những thuốc có
chất corticosteroid khi không có chỉ định của bác sĩ. Không nên xông mắt bằng
các loại thuốc, lá cây … để tránh làm bệnh nặng thêm.
– Tăng cường tập thể
dục, dinh dưỡng và các vitamin C có trong hoa quả để tăng sức đề kháng
– Người bệnh cần
thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý, tra thuốc mắt theo chỉ định.
– Không tra vào mắt
lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
– Lau rửa dịch gỉ mắt
3 lần một ngày bằng khăn giấy hoặc khăn cotton ẩm, sau đó bỏ vào thùng rác.
– Giặt ga giường, vỏ
gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.
– Những trường hợp khi
mắc bệnh nên chú ý để tránh để lây lan ra những người xung quanh: đeo kính,
không dùng chung các vật dụng sinh hoạt, hạn chế đến nơi đông người…
Trên đây là bài tuyên truyền về bệnh đau
mắt đỏ của Trạm y tế xã. Kính mong toàn thể nhân dân quan tâm đến sức khỏe của
bản thân và gia đình.
TM.
TRẠM Y TẾ XÃ NGHĨA LỢI