Số hóa thủ tục hành chính: Giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ công
Số hóa thủ tục
hành chính hiện là một trong những mục tiêu của nhiều cơ quan, tổ chức tại Việt
Nam trong việc xây dựng thành công Chính phủ số, làm nền tảng cho chuyển đổi số
trên quy mô toàn quốc gia. Đây cũng được coi là giải pháp hiệu quả để nâng cao
chất lượng và trải nghiệm của người dân với dịch vụ công, đồng thời giảm bớt
gánh nặng tài chính cho Nhà nước.
Số hóa thủ tục
hành chính (TTHC) được xem là bước thay đổi đầu tiên, đóng vai trò nền tảng cho
việc xây dựng Chính phủ số, với mục tiêu đổi mới hoàn toàn dịch vụ công. Thay
vì làm việc thủ công, chủ yếu lưu chiểu dựa trên giấy tờ, sổ sách… kém hiệu quả
và dẫn đến nhiều rủi ro trong thông tin, giờ đây hầu hết các cơ quan Nhà nước
đã thi hành chính sách một cửa và chuyển đổi số bước đầu để nâng cao chất lượng
dịch vụ công trong lòng dân.
Mục tiêu của số hóa thủ tục hành chính
Ngày 18/8, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội
thảo trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm “Số hoá, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ
giải quyết thủ tục hành chính: Kinh nghiệm của Pháp và thực tiễn triển khai tại
Việt Nam”.
Đây là Chương trình hợp tác tập
trung vào các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật thúc đẩy cải cách quy định, cắt giảm
gánh nặng hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và xây dựng Chính phủ
điện tử, chuyển đổi số phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ Việt Nam.
Theo Phó Chủ nhiệm VPCP Nguyễn
Xuân Thành, qua thực tế triển khai, hiện mới chỉ có khoảng 6,17% kết quả giải
quyết TTHC được cấp bản điện tử có giá trị pháp lý để tái sử dụng cho lần sau;
17,8% hồ sơ được số hóa, chủ yếu mới chỉ dừng ở mức chuyển từ hồ sơ giấy sang
hồ sơ điện tử ở giai đoạn tiếp nhận hồ sơ, mà chưa thực hiện đầy đủ quy trình
số hóa, chưa bảo đảm giá trị pháp lý của giấy tờ số hóa.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh
Chính nhấn mạnh chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch
vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn, đồng thời yêu
cầu VPCP và các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác số hóa, cung cấp dịch
vụ công, tiện ích phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Lợi ích của số hóa thủ tục hành chính
Số hóa TTHC cũng như việc triển
khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến, triển khai phân mềm một cửa hay một cửa
liên thông và dịch vụ công mức độ cao tại các cơ quan Nhà nước đem lại nhiều
hiệu quả to lớn cho người dân, doanh nghiệp, cụ thể:
1. Nâng cao hiệu quả giải quyết
TTHC
Mục đích chính của số hóa TTHC là để hỗ
trợ hoạt động điều hành, tác nghiệp cho cán bộ trong khi giải quyết giấy tờ,
TTHC trên địa bàn cấp tỉnh đến cấp xã.
Trung bình, mỗi cán bộ nhân
viên phải xử lý trên 1000 hồ sơ một ngày. Thay vì phải nhập liệu thủ công (vào
sổ) từng bộ hồ sơ, gây mất thời gian, dễ xảy ra sai sót và thiếu an toàn thông
tin thì giờ đây, sau khi số hóa TTHC, tất cả tài liệu được đẩy lên hệ thống.
Việc sử dụng phần mềm giúp cán bộ công chức tiếp nhận dễ dàng, giải quyết nhanh
chóng và trả kết quả ‘siêu tốc’ cho ngươi dân. Hơn thế nữa, điều này còn tiết
kiệm thời gian, công sức, ngân sách, giải quyết bài toán dữ liệu chồng chéo,
mất an toàn và nhiều sai sót trong khâu lưu trữ, bảo quản. Đặc biệt, nhờ số hóa
TTHC mà cơ quan cấp trên có thể kiểm tra, giám sát, cập nhật thường xuyên quá
trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ của cơ quan cấp dưới mọi lúc, mọi nơi, đảm bảo
quá trình này diễn ra minh bạch, hiệu quả.
2. Nâng cao trải nghiệm của người
dân
Đây là một trong những mục tiêu chính của
Chính phủ Việt Nam khi triển khai số hóa TTHC. Việc ứng dụng số hóa TTHC góp
phần đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát thủ tục mà còn tạo mọi thuận lợi,
giảm thời gian, chi phí cho nhân dân, tránh khỏi những phiền hà không đáng
có.
Theo đó, rất nhiều thủ tục hành
chính cần được sao y, chứng thực đã không cần bản gốc; người dân đến làm thủ
tục hành chính mà không cần bất kỳ một loại giấy tờ nào. Chỉ cần dấu vân tay
kích vào phần mềm có sẵn sẽ hiện lên thông tin cá nhân để người dân lựa chọn
loại dịch vụ cần làm.
Hay một ví dụ khác, như trước
đây nếu muốn đăng ký thủ tục hành chính phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước
nhận phiếu theo thứ tự, chờ cán bộ tiếp nhận hồ sơ, thì nay, với phương thức
dịch vụ công trực tuyến mức, mọi việc liên quan đến thủ tục hành chính đều có
thể được thực hiện ở nhà, tiện lợi cho những người dân ở xa trung tâm, khó khăn
trong việc đi lại.
3. Tiết kiệm nguồn kinh phí khổng lồ
cho Nhà nước
Thời gian qua, việc ứng dụng số hóa TTHC
để xây dựng hệ thống dịch vụ công trực tuyến được xem là khâu quan trọng, then
chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai Chính phủ điện tử, đặc
biệt là lợi ích to lớn trong tiết kiệm ngân sách.
Ví dụ, tại Hàn Quốc, việc áp
dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến đã giúp tiết kiệm tới 8 tỷ USD mỗi năm.
Hàn Quốc còn đi đầu trong xu thế “3 không”: Không giấy tờ, không bảo vệ (vì sử
dụng dấu vân tay) và không có khiếu nại. Lợi ích nhận thấy rõ nhất là tiết kiệm
chi phí cho giấy tờ, chi phí nhân công cho bảo vệ mà vẫn đảm bảo hiệu quả, an
toàn, thoải mái cho người dân.
Chỉ cần tính chi phí gửi thư
mời qua email, tin nhắn SMS thay cho hình thức thư mời bằng giấy như trước đây,
UBND TP HCM từng khẳng định đã tiết kiệm được hơn 1 tỉ đồng mỗi năm. Theo tính
toán, Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ
liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 đã tiết kiệm chi phí thực
hiện thủ tục hành chính cho người khoảng 1.600 tỷ đồng/năm. Ngoài ra những
khoản “chi phí không chính thức” đè nặng người dân và doanh nghiệp bấy lâu sẽ
được cắt giảm hoàn toàn.
4. Nâng cao khả năng bảo mật
cho tài liệu
Trước đây, người dân do phải bảo quản quá
nhiều loại giấy tờ cho các TTHC hằng ngày như khai báo tạm trú, tạm vắng, đăng
ký giấy tờ xe; đăng ký kết hôn,… dẫn đến nhầm lẫn, thường xuyên làm mất, rách,
hỏng. Quá trình làm lại các giấy tờ như chứng minh thư, giáy tờ xe, sổ đỏ, hộ
khẩu,… rất mất thời gian và tốn công sức.
Thêm nữa, khi cán bộ công chức
quản lý hồ sơ giấy, nhập liệu thủ công trên máy tính rất dễ rò rỉ thông tin, dễ
cháy nổ, hỏng hóc hay bị mối mọt theo thời gian, nhất là với những tài liệu
liên quan đến con người cần lưu trữ lâu dài.
Việc số hóa TTHC đã giải quyết
bài toán trên, ‘thu gọn’ mỗi loại thông tin trong một căn cước công dân có gắn
chip; bảo quản, lưu trữ và xử lý tài liệu, hồ sơ trên một hệ thống minh bạch,
nâng cao khả năng bảo mật và hiệu quả khai thác thông tin.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều đơn vị
triển khai số hóa tài liệu. Tuy nhiên làm thế nào để khai thác hết tiềm năng
của tài liệu điện tử sau số hóa, đặc biệt là loại kết quả thủ tục hành chính
thì không phải đơn vị nào cũng có đủ năng lực đảm nhiệm.
Dịch vụ số hóa TTHC từ FSI tự
tin đảm nhiệm các dự án số hóa quy mô lớn, yêu cầu phức tạp, nhờ năng lực triển
khai xuất sắc và khả năng tối ưu chi phí, thời gian triển khai dự án, dựa trên
ưu thế về công nghệ tiên tiến, đội ngũ 3500 nhân sự giàu kinh nghiệm, cùng quy
trình số hóa chuyên nghiệp, bảo mật. Đặc biệt, FSI đã vinh dự nhận Bằng khen
của Bộ trưởng Bộ Công an trong việc thực hiện Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư và Dự án Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân.
Với 15 năm kinh nghiệm,
FSI đã và đang triển khai dịch vụ số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu trọng điểm cho
hơn 5500 khách hàng thuộc khối chính phủ, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, bao
gồm: DB Schenker Việt Nam, Masterise
Group, Mercedes-Benz Việt Nam, Bayer Vietnam, Bosch, Honda Việt Nam, Shopee
Việt Nam, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam…
Trong giai đoạn vừa rồi, Chính phủ đã đẩy mạnh số hóa thủ tục hành
chính với mục tiêu cải thiện chất lượng dịch vụ công. Hành trình này mới chỉ
bắt đầu và còn cần được phát triển, từng bước cắt giảm hoàn toàn các thủ tục
cồng kềnh, thiếu hiệu quả, từ đó nâng cao lòng tin cũng như mức độ hài lòng của
người dân và nhanh chóng đẩy nhanh xây dựng Chính phủ số!